Tin mới

Khóa học

Tin tức

Tin bất động sản

Nhà đẹp

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Mặt tích cực của việc đóng băng bất động sản

MẶT TÍCH CỰC CỦA VIỆC ĐÓNG BĂNG BẤT ĐỘNG SẢN


Tình hình thị trường bất động sản theo nhận định của một số chuyên gia uy tín là đang ấm lên, nhiều dự án đã bán được nhà, số tồn kho đầu năm 2014 giảm 34% so với cuối năm 2013.

Khách hàng đã tìm đến những trung tâm môi giới và những nhà môi giới bất động sản, nhiều công ty bất động sản đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, những người làm môi giới bất động sản sau một thời gian chuyển sang những lĩnh vực khác nay đã bắt đầu quay lại với nghề.

Thị trường bất động sản đã ấm lên
Những ngày này, chúng ta có thể dễ dàng đọc được những phát biểu phấn khởi của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ích những ý kiến trái chiều, cho rằng thị trường ấm lên chỉ là ảo tưởng, chiêu bài kích cầu của các nhà đầu tư đánh vào tâm lý sợ giá tăng của người tiêu dùng.

Hầu hết những nhận xét đó thường mang tính chủ quan, thường dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, ở đây ta không bàn về vấn đề đúng hay sai của các nhận định, mà là xem xét việc thị trường bất động sản đống băng trong thời gian dài có đem đến điều gì tích cực cho thị trường bất động sản hay không.

Giới đầu cơ tháo chạy, người thu nhập thấp có thể mua được nhà!

Ta quay trở lại thời điểm trước khi thị trường bất động sản đóng băng, vào khoảng giai đoạn năm 2008, khi đó giá đất lên cao một cách vô lý chiếm 60 – 70% giá nhà; giá đất (ở những thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh hay Hà Nội) là 70 – 80 triệu đồng/m2, giá xây dựng 5 – 6 hay thời điểm cao nhất là 8 – 9 triệu đồng/m2. Nghĩa là giá đất gấp chục lần giá nhà, trong khi đó giá trị thực của thị trường phụ thuộc vào giá đất và vị trí địa lý liên quan đến hạ tầng đô thị.

Ở thời điểm đó, giá bán nhà chỉ từ 10 – 12 triệu/m2 là hợp lý so với thu nhập của người dân.
Còn ở thời điểm hiện tại?

Hãy khoan đề cập đến câu hỏi này, ta sẽ tiếp tục xem xét những đối tượng bị tác động bởi sự thay đổi của thị trường.

Sự tháo chạy của giới đầu cơ.

Chính những nhà đầu cơ đã đẩy giá bất động sản lên mức cao ngất ngưởng, tạo nên những cơn sốt ảo, tất nhiên nếu những cơn sốt ảo đó được giữ ở một mức độ nhất định thì gần như chắc chắn sẽ không có vấn đề gì xảy ra, nhưng được voi đòi tiên, những nhà đầu cơ tiếp tục đẩy giá lên cao để đạt được lợi nhuận tối đa.

Nhưng cũng chính từ đây, khi giá nhà tăng cao, vượt giới hạn mà người mua có thể chi trả thì tất yếu "bong bóng Bất động sản" vỡ, người mua không còn mặn mà với việc mua bất động sản nữa.


Nếu nói việc không có người mua bất động sản trong 2, 3 tháng là chuyện bình thường, nhưng tình hình đó kéo dài nhiều tháng liền khiến giới đầu cơ bất động sản bị động, buộc phải bán tống bán tháo số bất động sản mà họ nắm giữ với giá rẻ, lẽ tất nhiên, người được lợi là khách hàng, những người đang có nhu cầu mua nhà.

Nhưng thực tế họ không hề lỗ, vì trước đó giá bán một căn hộ đã cao hơn mức giá mà thị trường chấp nhận nhiều lần, nên họ vẫn lời, có chăng là lời ít hơn mà thôi.

Đến đây chúng ta có thể trả lời câu hỏi trên: Giá bất động sản ở thời điểm hiện tại ra sao?

"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", lúc này người mua đã thực sự sáng mắt, họ thực sự trở thành một người mua hàng chuyên nghiệp và khó tính. Dù giá bất động sản đã giảm nhiều, nhưng người mua vẫn dè chừng, họ vẫn kỳ vọng giá Bất động sản tiếp tục giảm.

Kết cục, nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường này. Và trong tương lai không xa nữa chắc chắn bạn sẽ sở hữu được một căn nhà mơ ước với giá hấp dẫn.

Bất động sản đóng băng làm thị trường Việt Nam chuyên nghiệp hơn?!


Thực tế có hơn một nữa số người làm nghề và người học môi giới bất động sản và phải bỏ nghề hoặc chuyển ngành, chỉ số ít thực sự yêu nghề mới có thể tiếp tục theo đuổi nghề.


Khi thị trường bất động sản không còn là một miếng đất màu mở cho những người làm nghề môi giới với tư tưởng ăn theo, không có những bước đầu tư nghiêm túc về kiến thức, không trau dồi kỹ năng cần thiết nên dễ dàng dao động trước những khó khăn của thị trường.

Song song đó, những công ty làm ăn theo kiểu chộp giật cũng không còn đất sống, hàng loạt những công ty giải thể, tình trạng thất nghiệp trong ngành bất động sản ở mức báo động.

Còn đối với những công ty làm việc chuyên nghiệp và những nhà môi giới nghiêm túc với nghề sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Khi khách hàng thông minh hơn, thì chỉ có sự chuyên nghiệp, kiến thức sâu rộng và kỹ năng đã được tôi luyện thì mới có thể đem đến cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Tóm lại, mọi vấn đề đều có tính hai mặt, nhưng hầu hết chúng ta chỉ nhìn thấy sự ảm đạm bi quan, mà quên mất mặt tích cực còn lại.

Chúng ta thường quan tâm nhiều đến những doanh nghiệp phá sản, những phi vụ làm ăn thua lỗ mà tiếc nuối, nhưng có thể đó là điều tất nhiên để bình ổn lại thị trường, mang đến những cơ hội cho người khác.

 Tổng hợp

Khóa học khác của IEDI:
Học quản lý sàn bất động sản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By Ng Trực